Vì sao doanh nghiệp cơ khí bị Trung Quốc “giành cơm” ngay trên sân nhà?

icon phone
08 988 99269
0974 925 335
Vì sao doanh nghiệp cơ khí bị Trung Quốc “giành cơm” ngay trên sân nhà?
Ngày đăng: 28/04/2016 04:58 PM

    “Tại sao cứ để tổng thầu Trung Quốc lấy hết cơm ăn của doanh nghiệp Việt?”

    “Bản thân doanh nghiệp cơ khí trong nước không có thị trường, các tổng thầu, thầu phụ thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp cơ khí quốc doanh còn cơ khí tư nhân bị gạt ra rìa”, ông Thụ nêu thực trạng.

    Cũng theo vị Chủ tịch VAMI, trong rất nhiều chính sách, Việt Nam cũng không thực hiện được đối với ngành cơ khí như chính sách ưu đãi, thị trường… “Chúng ta có thể đưa ra 30.000 tỷ đồng để vực dậy ngành bất động sản trong khi cơ khí chưa được 30 tỷ đồng để phát triển, trong khi đây cũng được coi là một trong những ngành xương sống của đất nước”, ông Thụ đưa ra so sánh. (Xem tiếp)

    ĐHĐCĐ Địa ốc Hòa Bình: Trăn trở khi cổ phiếu HBC bị định giá thấp hơn nhiều so với CTD

    Làm thế nào để HBC lấy lại vị thế của mình bởi cách đây 5 năm? HBC và CTD là ngang ngửa nhau, nhưng hiện cổ phiếu HBC bị định giá thấp rất nhiều so với CTD? Đây là câu hỏi mà HĐQT và Ban điều hành của HBC trăn trở rất nhiều. Trong thời gian qua, HBC đã bị CTD bỏ một khoảng cách rất xa về giá cổ phiếu, nhưng về uy tín và thương hiệu là ngang nhau.

    Trong thời gian thị trường bất động sản khủng hoảng, HBC đã có những chia sẻ với chủ đầu tư – sự chia sẻ đó đã khiến cho tình hình tài chính của công ty khó khăn. Trong thời gian đó HBC vẫn làm ăn có lãi dù lợi nhuận thấp, nhưng điều mà HBC đạt được là sự thiện cảm, uy tín,… HBC vẫn tiếp tục nâng cao trình độ, hệ thống quản lý, công nghệ…. (Xem tiếp)

    ĐHĐCĐ BIC: Chuyển đổi sang mô hình mẹ - con, úp mở khả năng nhận về BIDV Metlife trong tương lai

    Những nội dung chính được quan tâm tại ĐHĐCĐ lần này là kế hoạch kinh doanh và việc chuyển đổi mô hình công ty.

    Về kế hoạch kinh doanh, BIC đưa ra một kế hoạch khá tham vọng với doanh thu phí bảo hiểm đạt phí bảo hiểm 1.750 tỷ đồng, tăng 18,3%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 46,7% lên 230 tỷ đồng. Cổ tức 2016 kế hoạch là 8%, cao hơn so với mức chi trả 2015 là 6%.

    Về vấn đề chuyển đổi mô hình, trước thềm đại hội, tờ trình cho cổ đông của BIC đã đề cập đến sự cần thiết phải thay đổi do nguồn lực phân tán, định hướng về quản trị và chiến lược chưa được rõ rệt. (Xem tiếp)

    Du lịch biển miền Trung: “Ăn không dám ăn, tắm không dám tắm, ai đi?”

    Trao đổi với BizLIVE, ông Nguyễn Văn Thành, Công ty CP Du lịch Quảng Bình cho rằng mức độ sự việc cá chết hàng loạt ven biển miền Trung ảnh hưởng rất nghiêm trọng ngành dịch vụ, du lịch.

    “Mấy hôm nay ra biển Nhật Lệ, vắng hoe không có bóng khách nào. Họ đến biển để ăn hải sản với tắm, nhưng giờ ăn không dám ăn, tắm không dám tắm thì ai muốn đi?”, ông Thành nói.

    Ông Thành cho biết, hàng năm gần đến dịp 30/5 và 1-5 số lượng khách đăng ký các tour đi biển miền Trung rất lớn, năm nay con số này đang giảm sút trầm trọng. “Có đoàn khách họ đặt rồi còn hủy. Nhưng mình vẫn phải thông cảm vì đây là nguyên nhân ngoài ý muốn”. (Xem tiếp)

    ĐHĐCĐ Tân Đại Hưng: Ông Phạm Trung Cang trở lại HĐQT sau 3 năm vắng bóng

    Ông Phạm Trung Cang là Thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB), Nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (HOSE: EIB) và Nguyên Chủ tịch HĐQT Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC). Vào tháng 8/2012, liên quan đến vụ án bầu Kiên, ông Phạm Trung Cang đã từ nhiệm các vị trí trên. Cũng trong vụ án này, Tòa sơ thẩmvào tháng 6/2014 đã tuyên án bị cáo Phạm Trung Cang 3 năm tù và giữ nguyên mức án này tạiphiên phúc thẩm cuối năm 2014.

    Tại kỳ Đại hội này, ông Phạm Trung Cang đã xuất hiện trở lại với việc ứng cử vào HĐQT Nhựa Tân Đại Hưng cho nhiệm kỳ 2016 – 2020. Trong 3 năm vắng bóng, con gái ông là bà Phạm Đỗ Diễm Hương đã thay cha giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Khi đó, bà Hương là vị Chủ tịch trẻ nhất sàn chứng khoán khi tuổi đời chỉ mới 24. (Xem tiếp)

    ĐHĐCĐ DRH: Lợi nhuận 2016 sẽ chủ yếu đến từ bất động sản

    Trong chiến lược phát triển năm 2016, DRH thay đổi cơ cấu doanh thu và tập trung mạnh vào lĩnh vực bất động sản, tổng doanh thu dự kiến ở mức 350 tỷ đồng. Trong đó:

    Doanh thu từ bất động sản dự kiến đạt 130 tỷ đồng. Doanh thu từ dự án khoảng 66 tỷ đồng Doanh thu từ phân bón đạt 152 tỷ đồng. Cho thuê văn phòng 1,4 tỷ đồng. (Xem tiếp)

    Kiến nghị xử lý trên 1.191 tỷ đồng và 310 nghìn USD

    Đến thời điểm thanh tra, giá trị doanh nghiệp tại 42 công ty xăng dầu thành viên tăng trên 2.476,9 tỷ đồng do đánh giá lại tài sản khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Đến nay, Petrolimex chưa xử lý dứt điểm.

    Việc đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, TTCP chỉ rõ, Petrolimex đã đầu tư hơn 2.255 tỷ đồng vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản. Trong đó có những khoản đầu tư giá trị lớn không đúng quy định như: Việc tăng thêm vốn vào PG Bank 400 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ), Công ty Cổ phần (CTCP) Bảo hiểm Petrolimex hơn 171 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ) và tăng vốn đầu tư 51 tỷ đồng vào CTCP Bất động sản Petrolimex khi không có sự chấp thuận của Bộ Công thương và Thủ tướng Chính phủ. (Xem tiếp)

    [BizINSIDER] Đằng sau thương vụ chuyển nhượng lợi thế “đất vàng” 231 Nguyễn Trãi

    SRC báo cáo: Theo định hướng phát triển của Hà nội hiện nay là quận Thanh Xuân và các khu vực lân cận đã được quy hoạch dần trở thành các khu thương mại, văn phòng, chung cư. Các cơ sở sản xuất công nghiệp đang dần được di dời khỏi nội thành Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý cho SRC tiếp tục sử dụng đất theo hiện trạng với mục đích làm cơ sở sản xuất, trụ sở làm việc và cửa hàng kinh doanh, dịch vụ cho đến khi di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội thành, dự kiến năm 2018.

    Sau năm 2018, SRC sẽ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do chi phí vận tải tăng cao ảnh hưởng đến giá thành do quy định về thời gian hoạt động của xe tải trên địa bàn thành phố và chi phí giá thuê đất tăng cao khoảng 5 lần, mặt bằng sản xuất chật hẹp vì vậy việc di dời nhà máy khỏi địa điểm hiện tại là điều tất yếu để mở rộng quy mô sản xuất lốp Radial. (Xem tiếp)

    Bộ Văn hóa lên tiếng vụ “bán” Hãng phim truyện Việt Nam

    Theo quy định của Nghị định 59/2011/NĐ-CP, Công ty cổ phần trong đó có nhà đầu tư chiến lược phải tuân thủ phương án cổ phần hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Những cam kết của nhà đầu tư chiến lược sẽ được đưa vào Điều lệ Công ty cổ phần.

    Trong vòng 5 năm kể từ ngày chính thức chuyển sang công ty cổ phần Bộ VHTTDL sẽ thực hiện giám sát việc thực hiện hoạt động của Công ty cổ phần theo Phương án cổ phần hóa đã được Bộ VHTTDL phê duyệt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. (Xem tiếp)

    LINH LINH

    Zalo
    Hotline
    Hotline